NGUYỄN TUÂN

Trích từ
"Người giữ hồn dân tộc trên những tờ hoa"

của Nguyễn Sĩ Ðại


[....]

http://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/vhtinchung/300610/Image/i56_150715.jpg
Nhà văn Nguyễn Tuân (bên phải) và đồng nghiệp.





Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết về tiếng Việt như thế này:

"Nghĩ về sự đầy đủ, trong trẻo, đẹp đẽ sáng sủa, và sang giàu của tiếng nói Việt Nam, có những lúc tôi ngừng lại đó trang sách đọc, tôi ngừng lại đó câu viết chưa xuống dòng... mà nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở. Tôi nhìn trân trân vào giữa khoảng không ngoài cửa sổ lộng trời xanh, và lòng thấy dào dạt lên những lời cảm ơn. Tôi lặng cúi xuống mặt trang giấy trắng tinh đang om sòm những tiếng mời chào kia mà nói bật lên những lời biết ơn đối với đất nước ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đặm đà tôi hằng nói từ những ngày mới chào đời... Trong hương hỏa thừa hưởng đây, lẫn vào vô số thanh âm từ điệu, thấy như hiển hiện lên không biết bao nhiêu là mồ hôi và máu huyết của đời đời ông bà khai rừng, vỡ ruộng, mở cõi, giữ nước, chống giặc, tiến lên tới đâu là xây dựng ngôn ngữ tới đó. Nay mỗi lần đụng tới di sản nhiệm màu ấy, thấy bổi hổi, bồi hồi, như vấn vương một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá mà tất cả trữ kim, trữ ngân của tất cả ngân hàng thế gian cũng không sao đánh đổi được" ...

(Về tiếng ta, Tạp chí Văn học số 3-1966)



Chuyên quyền kiểu Việt Nam

Chuyên quyền kiểu Việt Nam


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100701_ngovinhlong_inv.shtml



GS Ngô Vĩnh Long

GS Ngô Vĩnh Long giảng dạy môn lịch sử tại Đại học Maine, Hoa Kỳ

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia độc đảng còn lại trên thế giới.

Những năm gần đây, trong khi kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh, giới quan sát cũng nhận thấy tình hình kiểm soát chính trị-xã hội trong nước có phần gia tăng.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, đã làm một cuộc nghiên cứu về vấn đề này, trình bày tại Hội thảo về các thể chế độc đoán Á châu tại Hong Kong. Giáo sư cho biết:

GS Ngô Vĩnh Long: Người ta thường cho rằng khi kinh tế phát triển thì xã hội sẽ có dân chủ hóa. Thế nhưng ở Việt Nam, hay Trung Quốc, nhất là trong 5-10 năm qua, tình trạng chuyên quyền và sử dụng quyền lực một cách độc đoán có thể nói lại càng ngày càng tăng.

Theo tôi có ba lý do. Thứ nhất, phát triển kinh tế càng ngày càng tập trung tiền bạc vào trong tay một số nhóm lợi ích trong nước. Mà tiền này, tư bản này không phải là tư bản trong nước mà là tư bản nước ngoài.

Thực ra cũng có một số tư bản thu được trong nước, nhưng chủ yếu là thông qua dạng lấy đất của dân để đóng góp, hùn vốn với tư bản nước ngoài. Tiền của nước ngoài đóng vai trò quan trọng hơn.

Vì thế ta thấy các cuộc đàn áp thường có liên quan các món tư bản rất khổng lồ. Và những người chỉ trích chính phủ, những chỉ trích nào nhắm vào các khoản tư bản khổng lồ thì chắc chắn sẽ bị đàn áp.

Chuyên quyền đang làm cho một vài nhóm mạnh hơn, giàu lên, nhưng lại dẫn đến việc Đảng và chính quyền bị suy yếu đi và dần dần bị mất tính chính danh.

GS Ngô Vĩnh Long

Thứ hai, chính quyền hiện nay chuyên quyền hơn, nhưng không phải một cách mù quáng. Sự chuyên quyền hiện nay không phải vì cộng sản hay không cộng sản mà vì lợi ích là phần nhiều.

Thứ ba, sự chuyên quyền được thao túng vì các nhóm có thể ngăn chặn việc này đã bị tiêu diệt từ trước. Trong lịch sử, ta thấy từ thời chính quyền ông Thiệu, trước và sau Hiệp định Paris, nhóm gọi là "thành phần thứ ba" đã bị đàn áp, hàng trăm nghìn người bị bỏ tù.

Khi Mặt trận giải phóng đánh chiếm miền Nam, thì thành phần thứ ba này cũng bị dẹp luôn.

BBC: Thưa, ý của giáo sư là vấn đề chuyên quyền ở Việt Nam hiện nay không có liên quan nhiều tới ý thức hệ, mà chủ yếu tập trung vào quyền lợi của các nhóm lợi ích?

GS Ngô Vĩnh Long: Vâng, hiện giờ đó là chuyện quyền lợi của các nhóm. Và họ có thể làm được như vậy là vì các thành phần đối kháng đã bị loại bỏ.

Chuyên quyền đang làm cho một vài nhóm mạnh hơn, giàu lên, nhưng lại dẫn đến việc Đảng và chính quyền bị suy yếu đi và dần dần bị mất tính chính danh.

Mà nếu như vậy, thì hết sức nguy hại cho đất nước Việt Nam.

Nhiều người nói về đa đảng thế này thế kia, nhưng tôi cho rằng trước hết cần phải dân chủ hóa ngay trong Đảng đã. Bởi vì nếu không, thì mối nguy không những cho Đảng, mà cho cả đất nước, dân tộc là rất lớn.

BBC: Và chúng ta đã chứng kiến những sự bất bình, bức xúc ở trong dân chúng. Chắc hẳn đó là đe dọa cho ổn định xã hội, thưa ông?

GS Ngô Vĩnh Long: Không chỉ trong dân, mà còn có tình trạng bức xúc, bất bình ở ngay trong Đảng nữa. Nếu như các lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan, thì phải tập trung giải quyết cái mâu thuẫn bên trong này trước.

BBC: Thưa ông có nói tới "thành phần thứ ba", mà chúng ta tạm hiểu là đối kháng chính trị. Ở miền Bắc thời kỳ trước chiến tranh đã có thành phần thứ ba này hay chưa?

GS Ngô Vĩnh Long: Lực lượng này đã có hiện diện ở miền Bắc, nhưng khi chiến tranh bắt đầu, thì họ cũng bị loại bỏ. Thoạt tiên là quá trình hợp tác hóa miền Bắc, đẩy mạnh hợp tác hóa để lấy sức người, sức của đánh giặc. Rồi thì "Trăm hoa đua nở"...vv. Những ai có tư tưởng khác biệt đều bị bắt im tiếng hết.

Miền Bắc dẹp trước, rồi đến miền Nam cũng dẹp luôn.

Có người nói về những năm Đổi mới sau này và sự manh nha của cải cách chính trị. Tôi thì không đồng ý lắm.

Giai đoạn các ông Nguyễn Văn Linh hay Võ Văn Kiệt sau đó, có hiện tượng được gọi là "Vượt rào", hay "Xé rào". Nhưng nói "Xé rào" là cải cách chính trị thì không đúng.

Không phải cải cách chính trị, mà là việc Đảng và Nhà nước phải quay sang nhờ cậy, dựa vào nhân dân trong khi bị nước ngoài bao vây kinh tế và chính trị.

Khi dựa vào dân, thì họ buộc phải "dân chủ hóa" để cho dân có thể thở được đôi chút. Nhưng xét kỹ thì họ đâu có lập ra được cơ chế gì để cho người dân có thể phản biện hay chống lại chuyên quyền?

nhà chùa có được phép làm ăn lớn ?

"..nhà chùa có được phép làm ăn lớn? "






Tác giả: Phạm Anh Tuấn

Nếu đặt câu hỏi: "Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?", rất có thể, một ngày nào đó người ta lại tiếp tục đặt thêm một câu hỏi nữa. Ví dụ: "Liệu nhà chùa có được phép làm ăn lớn hay không?"

Cuộc sống không chấp nhận sự nửa vời, mập mờ

Cuộc sống có vô số những câu hỏi khác nhau. Một quá trình triền miên với những câu hỏi cũ và mới. Những câu hỏi dễ trả lời, những câu hỏi không dễ hoặc không thể có câu trả lời. Có câu hỏi do cuộc sống hằng ngày đặt ra. Lại có câu hỏi chung chung, vu vơ, giải đáp cũng được mà không cũng chẳng sao.

Loại câu hỏi thứ nhất gắn với một vấn đề nảy sinh có thật, nó đòi hỏi phải được giải đáp ngay càng sớm càng tốt. Loại câu hỏi thứ hai thực chất giống như một giả thuyết, câu hỏi được tung ra cốt để ướm thử, để thăm dò - những câu hỏi mở.

Thế nên có người đặt câu hỏi "Nhà chùa có nên làm kinh doanh hay không?" Nhà chùa xưa nay phấn đấu để sao cho thoát khỏi cả vòng luân hồi, nữa là lại sa vào lĩnh vực kinh doanh vốn gắn liền với tham, sân, si.

Người hỏi chắc đã biết câu trả lời. Thế mà người ta vẫn cứ hỏi.

Ở bên cạnh chúng ta, những quốc gia theo đạo Phật đâu có thấy bao giờ họ đặt câu hỏi kiểu này. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về các nhà sư đi khất thực mỗi sớm mai ở Luang Prabang (Lào): "Trước khi các sư đến, người ta nâng giỏ xôi lên ngang trán, lầm rầm khấn vái. Không phải bố thí mà là dâng hiến. Các sư đi thành đoàn dài, người hai bên đường cung kính dâng thức ăn. Khi các sư đã đi qua rồi, người ta vẫn ngồi yên hồi lâu, chắp tay và nhắm mắt. Một khoảnh khắc vọng về cõi vô thường, mỗi sáng lại được chạm nhẹ vào đấy trước khi dấn vào cuộc lầm bụi hằng ngày" (nguồn: Báo Tuổi Trẻ Tết 2010).

http://phanchautrinhdanang.com/BAIVO2009/ThaychuaTQ/000_1.jpg

Nhà chùa xưa nay phấn đấu để sao cho thoát khỏi cả vòng luân hồi, nữa là lại sa vào lĩnh vực kinh doanh vốn gắn liền với tham, sân, si. Ảnh minh họa



Có người lại đề xuất nhà chùa có thể làm kinh doanh trong phạm vi có thể. Họ đặt câu hỏi, "Tại sao không?". Rồi giải thích rằng bởi vì thị trường có nhu cầu nên nhà chùa có thể cung cấp những sản phẩm không có đối tượng cạnh tranh, chẳng hạn, du lịch tâm linh, công viên nghĩa trang cao cấp (có "kỷ lục cao cấp" không đấy?). Thật là một phát biểu lủng củng, ý trước phủ nhận ý sau!

Bài học vỡ lòng của kinh doanh là tuân thủ quy luật cung - cầu và cố gắng tạo lợi nhuận tối đa. Thị trường cạnh tranh dữ dội nhất nhiều khi mới là thị trường có lợi nhuận nhiều nhất. Cuộc sống không chấp nhận sự nửa vời, mập mờ. Hoặc bố thí hoặc kinh doanh.

Cái gì nửa vời, nửa nạc nửa mỡ thì đều dễ bị người khác lợi dụng.

Rồi thì nhà chùa có khi chẳng được cái gì, tiền mất mà uy tín cũng mất.

Lại có người đề cập: "Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh". Đây từng là một vấn đề tranh luận lớn giữa thuyết duy văn hóa (culturalist) và thuyết duy cấu trúc (structuralist). Thuyết duy văn hóa coi trọng cái chủ quan, đề cao giá trị cổ truyền bất biến trong khi thuyết duy cấu trúc coi trọng cái khách quan, đề cao luật pháp và bộ máy hành chính liên tục được cải tiến (mô hình thuần lý/pháp luật - the rational/legal model hay còn gọi là mô hình Anh/Mỹ - The Anglo-American model).

Nhưng văn hóa không hoàn toàn mang tính tiền định (deterministic) và không phải là một quá trình tĩnh.

Mặt khác, không phải ai cũng thích và cũng có khả năng kinh doanh.

Thuyết duy văn hóa thay thế cá nhân bằng một cái gì đó chung chung, trừu tượng, do đó nó không đáng tin.

Nơi con người hướng tâm đến cõi Phật

Cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á năm 1997 là một ví dụ về sự thất bại của thuyết duy văn hóa. Châu Á phải trả giá đắt cho sự kiêu ngạo và tự mãn với cái gọi là "những giá trị châu Á" (Asian values"). Kể từ sau đó hầu hết các quốc gia châu Á đều lựa chọn mô hìnhthuần lý/pháp luật.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đề cao những giá trị châu Á (gia đình, quan hệ cá nhân (guanxi), sĩ diện (mianzi), quan niệm "đầu gà hơn má lợn" v.v.) nên đã đi đến một thứ chủ nghĩa tư bản móc ngoặc hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản cánh hẩu (crony capitalism).

Ấn Độ - một quốc gia có nhiều điểm giống Trung Quốc (đất rộng người đông, dùng phát triển kinh tế để tự khẳng định mình) đã đi theo mô hình thuần lý/pháp luật (người ta phân biệt rạch ròi giữa Phật giáo và kinh doanh), và trên thực tế Ấn Độ phát triển bền vững hơn, hiệu quả hơn, ít móc ngoặc, tức ít tham nhũng hơn Trung Quốc (so sánh tỉ lệ lợi nhuận ròng giữa hai quốc gia này:

Ô-tô: Trung Quốc 17,4%, Ấn Độ 20,6%.

Năng lượng: Trung Quốc 17,6%, Ấn Độ 21,4%.

Phần mềm: Trung Quốc 6,5%, Ấn Độ 27,3%.

Hàng hóa: Trung Quốc 8,1%, Ấn Độ 17,2%... (Nguồn: Tạp chí The Economist ngày 8/12/2005).

Nhưng hãy thử hỏi giờ đây nhà chùa có thua kém gì xã hội bên ngoài. Chùa chiền dễ dàng mọc lên ở khắp nơi, các địa phương thi nhau tôn tạo, sửa chữa chùa cũ, có khi đập cũ để xây mới hoặc xây mới hoàn toàn từ đầu. Hình ảnh nhà sư lái ô tô, đeo kính râm nhãn hiệu thời thượng giờ đây không phải là hiếm. Có chùa khi có việc còn huy động được cả tàu bay, ô tô sang trọng tiền tỉ. Đời sống kinh tế đi lên thì nhà chùa cũng được hưởng lợi, chẳng nên nỡ thắc mắc, xét nét chuyện này.

Cả xã hội như đang ở trong những cơn sốt. Sốt đất đai. Sốt dự án. Sốt vàng. Sốt chứng khoán. Sốt chạy trường cho con, sốt chạy điểm, sốt chạy ghế... Hiếm ai thoát khỏi cái tâm lý sợ mất phần, sợ mình không đến lượt, sợ người khác được phần to hơn. Từ chuyện nhỏ cho tới chuyện lớn. Từ việc ăn uống, nói năng, đi lại, điều khiển xe cộ trên đường phố, lên xuống tàu xe, ra vào thang máy... cho tới xoay sở làm ăn...

Ai ai cũng vội vã, hối hả, cuống cuồng cứ như thể sợ đến lượt mình được gọi tên mà lại vắng mặt! Ở các thành phố biển, hễ mảnh đất nào ở vị trí thuận lợi, bãi biển nào đẹp đẽ hấp dẫn thì y như rằng đã có chủ hoặc đã có đại gia "xếp gạch" từ trước. Người dân muốn tắm biển phải mua vé vào cửa. Còn nếu muốn tắm miễn phí thì cứ tới những khu vực vừa xấu vừa bẩn vì ở gần cửa sông ....

Cuộc sống xã hội sôi động, hừng hực, xô bồ ấy từng ngày từng giờ từng phút ùa từ bên ngoài vào nhà chùa theo đủ mọi cách, theo đủ mọi con đường. Nhà chùa chống chọi thế nào? Chỉ có nhà chùa mới có thể trả lời.

Tất nhiên con người phải sống cuộc sống của mình mỗi ngày. Không thể thoái thác - bởi "có thực mới vực được đạo". Song, nhà chùa không phải là nơi dành cho sự "phú quý sinh lễ nghĩa", không phải là nơi người ta tới đó để lễ tạ vì cầu được ước thấy. Nhà chùa không phải là nơi để cầu lộc, dù người ta gọi lái đi là "lộc rơi lộc vãi". Nhà chùa là nơi để con người hướng tâm đến cõi Phật, ngộ ra, hoặc tỉnh thức những điều tốt đẹp ở bên trong tâm hồn.

Nếu đặt câu hỏi: "Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?", rất có thể, một ngày nào đó người ta lại tiếp tục đặt thêm một câu hỏi nữa. Ví dụ: "Liệu nhà chùa có được phép làm ăn lớn hay không?"

Múa “Thiên Long Bát Bộ”

Múa “Thiên Long Bát Bộ”

http://vietnamnet.vn/vanhoa/201006/Thien-Long-Bat-Bo-va-chuyen-nha-su-hoc-mua-919155/

“Thiên Long Bát Bộ” là một điệu múa dự kiến biểu diễn trong chương trình nghệ thuật tại Đại lễ Ngàn năm vào tháng 10 tới. Điệu múa do các nhà sư chùa Đống Lim – quận Long Biên – Hà Nội trình diễn. Đây được coi là điệu múa độc đáo, đặc sắc có một không hai.

Quyền uy của võ thuật

Múa “Thiên Long Bát Bộ” có động tác là những phép ấn, kết hợp múa dân gian pha lẫn võ thuật biểu hiện quyền uy và sức mạnh phi thường của 8 vị hộ pháp : Thiên – Long – Dạ Xoa – Kiến Thát Bà – A Lu La – Ca Câu La – Khẩn Na La – Ma Hầu La Gìa.

Đây là những thiên thần có công năng bảo hộ mạnh mẽ chánh pháp của đạo Phật, trừ tà, chống tai ương để bảo vệ sự sống an lành cho chúng sinh khắp mười phương.

Theo sư trụ trì chùa Đống Lim, Đại đức Thích Thanh Phương – nơi đang có gần 10 nhà sư thường xuyên tập điệu múa này cho biết: “Điệu múa có thể dùng 4 người, 6 người, 8 người đều được cả. 8 người thì dàn dựng công phu hơn và sử dụng nhiều động tác đồng điệu khó hơn”.


Múa Thiên Long Bát Bộ tại tượng đài Lý Thái Tổ

Nhờ hộ pháp, hộ thần của Thiên Long Bát Bộ để trấn giữ và làm việc gì cũng thanh tịnh, viên mãn.

Người chạy đàn, lên đàn cũng cần có chút hiểu biết về nghệ thuật múa chứ không bó hẹp trong điệu múa này.

Vũ đạo của Thiên Long Bát Bộ rất đa dạng, từ những miếng võ cổ truyền đơn giản đến những động tác uyển chuyển như lên đồng hoặc dứt khoát, đường nét của nghệ thuật tuồng. Tùy vào từng cung bậc của đàn (điệu múa còn gọi là Đàn Trấn – chạy đàn để cúng) mà người biểu diễn trổ những ngón võ khác nhau.

Những động tác mang dáng dấp võ thuật được các nhà sư hết sức coi trọng. “Khi múa, một tập thể gồm 6 – 8 người biểu diễn quanh một góc sân khấu rộng 20 m2, nếu không thành thục những động tác võ thuật sẽ va chạm, gây lộn xộn điệu múa” – thầy Thích Thanh Phương cho biết thêm.

Múa Thiên Long Bát Bộ được trình diễn trong những dịp lễ hội Phật giáo, lễ khánh thành chùa, tổ đường, thiền đường, lễ cầu siêu, mong dân làng bình yên an lạc, quốc thái dân an. Nhờ uy đức của hộ thần hộ pháp làm sạch đi, thanh tịnh đi những điều xấu và đón đợi những điều tốt đẹp đến với muôn đời.

Chuyện nhà sư học múa

2 năm trước, những cán bộ của sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Hà Nội sang làm việc với chùa Đống Lim đề nghị Đại đức Thích Thanh Phương đứng ra lập đội múa “Thiên Long Bát Bộ” để diễn trong Liên hoan múa cổ Thăng Long – Hà Nội lần II, 2008. Trước lời mời nghiêm túc ấy, Đại đức đã gật đầu và lập ngay đội múa do các sư trong chùa là “diễn viên”.


Trang phục, động tác múa được pha trộn giữa múa dân gian và võ thuật

Thầy Thích Thanh Phương nhớ lại: “Trước khi vào cửa chùa, tôi từng là nghệ sĩ tuồng nên học điệu múa này rất nhanh và không hề cảm thấy ái ngại. Trong những năm tháng trụ trì chùa, thầy trò cũng thường xuyên tập nhưng tập trong âm thầm. Giờ được ra sân khấu lớn xung quanh là khán giả, có vẻ không hợp với tính cách của nhà sư”.

Tôi thì không ngại nhưng các trò cứ ngại. Tôi phải thuyết phục các trò thế này: Các con ạ, đây là việc của thành phố giao lại là một bộ môn nghệ thuật nên hãy hòa mình điệu múa đi” – sư thầy Thích Thanh Phương động viên.

Trước lời ân cần và thiết tha của sư thầy, các sư khác có độ tuổi còn rất trẻ chỉ ngoài 20 đã đồng ý. Đàn Trấn, quần áo, đã sẵn sàng nhưng không gian tập còn nhiều ý kiến. Có người muốn ra sân chùa tập cho rộng rãi nhưng nhiều ý kiến lại muốn vào gần bàn thờ để tập vì đặc trưng của điệu múa này là vừa múa vừa dâng hương. Sau đó, sư thầy Thích Thanh Phương thường xuyên thay đổi địa điểm tập để các sư trẻ bớt ngượng nghịu trước đám đông.

Trong cái nắng oi nồng của mùa hè, các nhà sư phải vận lên mình những bộ áo giáp nặng vài kg cùng những đôi hia cong mũi và mũ mão giống Thiên Bồng Nguyên Soái trong phim Tây Du Ký. Đội múa gồm 6 người tập liên tục trong 3 tháng và biểu diễn thành công trong liên hoan múa cổ Thăng Long vào mùa xuân năm 2008.

Hiện tại, nhà chùa Đống Lim không có tài liệu dạy múa nào mà hoàn toàn dạy truyền nhau từ sư già đến sư trẻ tuổi. Khoa sách, khoa cúng để lại cho mọi người học nên không rõ nguồn gốc của điệu múa từ đâu. Nhiều người cho rằng điệu múa này ảnh hưởng từ Trung Quốc từ cả cái tên đến động tác giống tuồng, kinh kịch.

Cho dù còn nhiều ý kiến về xuất xứ của điệu múa nhưng “Thiên Long Bát Bộ” thực sự là điệu múa cổ độc đáo và lôi cuốn nhất còn tồn tại ở thủ đô 1000 năm tuổi.

  • Đức Chính


________________________________________________________

ĐỌC BÀI CỦA CHA NÀY KHÔNG BIẾT LÀ KHEN HAY CHÊ NỮA , NGỘ !?



THƠ BÌNH

Hộ pháp buông mõ bỏ chuông

Một ngày mũ mão hát tuồng Kim Dung

Pha vào kinh kịch lạ lùng

Bát bộ trộn võ lung tung múa hài

Dòm sư uốn éo cẳng dài

Phật ngồi hoa mắt tụng hoài “nam mô”

[CHENGDEC-062010]

.

Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin ?







Cận cảnh con tàu Vinashin:


Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin


Đăng bởi bvnpost on 30/06/2010


.



Phùng Sưởng




Kính gửi anh Nguyễn Huệ Chi,

Sáng nay vào trang mạng của GS Trần Hữu Dũng, tôi thấy có dẫn đường link đến bài viết dưới đây kèm theo lời bình:



Một thân hữu của viet-studies gởi tôi tin này, hỏi tôi "Ba Dũng đang làm trò ảo thuật gì đây?" Xin bạn nào biết viết giùm một bài soi sáng cho bà con!”



Giật mình, tôi vội vàng vào đọc trực tiếp trên Tiền phong, và bàng hoàng khi thấy người ta đang làm xiếc!

Càng giật mình hơn khi nhớ lại cách đây bốn năm, người ta đã dùng tất cả 750 triệu USD thu được từ phát hành trái phiếu ở nước ngoài cho Tập đoàn này!

Vậy là sao? Chỉ trong vòng 4 năm, người ta đã chia nhau hết 750 triệu USD rồi sao? Sao tiền của dân, khoản nợ của con cháu mai sau được chia nhau một cách dễ dàng đến vậy?

Tôi không hiẻu nổi, anh là người học rộng và am hiểu, thử lý giải giùm tôi với!

Trân trọng kính thư



Nguyễn Anh An



Thưa anh Nguyễn Anh An, đến GS kinh tế học Trần Hữu Dũng cũng không lý giải nổi thì tôi lý giải sao được. Chỉ xin đăng lại bài viết của Phùng Sưởng trên báo Tiền phong cùng với lá thư của anh như một lời mào đầu để gợi ý với dư luận. May sao, khi chưa kịp lên khuôn thì có thêm bạn Hà Huy Sơn cũng bức xúc trước vấn đề này, vừa điểm qua tin tức trên báo và mạng từ ngày 10-6-2010 đến nay, vừa cung cấp cho BVN một vài nhận định ngắn gọn. Bởi vậy, dưới bài tường thuật của báo Tiền phong, chúng tôi tạm kết lại bằng mấy ý kiến của bạn ấy.



Nguyễn Huệ Chi



TP – Ngày 22-6-2010, Đảng ủy Tập đoàn Vinashin và HĐQT Tập đoàn Vinashin đã ký nghị quyết liên tịch về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Vinashin được tái cơ cấu, chẻ làm 3, một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về Tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.













clip_image001



Tàu Hoa Sen được đầu tư 1.300 tỷ đồng cùng Công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương sẽ được chuyển giao về Tổng Cty Hàng hải Việt Nam . Ảnh:Đình Quân



Xử lý nghiêm sai phạm



Một trong những nội dung mà Vinashin phải làm ngay và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, là việc tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội trong Tập đoàn; xử lý các sai phạm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc để Tập đoàn Vinashin rơi vào tình cảnh như hiện nay.


Sau nhiều năm thành lập, Tập đoàn Vinashin có những đóng góp nhất định cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển của Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đặc biệt là do đầu tư dàn trải, quản lý công nợ, các dự án còn hạn chế, yếu kém nên tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Vinashin lâm tình trạng hết sức khó khăn với khoản nợ các loại lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.


Ngoài ra, Vinashin cũng phải rà soát, cắt giảm, đình hoãn một số dự án. Bên cạnh đó, Tập đoàn này phải sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức gắn với điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, trọng tâm là quản trị tài chính. Đẩy nhanh thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, giảm vốn hoặc giải thể các công ty thành viên tại các ngành nghề không gắn kết với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn…



Tái cơ cấu – chẻ làm 3



Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để giải quyết các khó khăn và thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin, Tập đoàn này sẽ được chia 3. Trong đó một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về Tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.


Cụ thể, điều chuyển nguyên trạng các doanh nghiệp, các dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí gồm: Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp tàu thủy Lai Vu; Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban Quản lý dự án Khu Công nghiệp Nghi Sơn; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang); Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định) và trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.


Tương tự, 7 đơn vị khác của Vinashin được điều chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm: Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh); Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng); Khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Hậu Giang; Cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau); Công ty Vận tải Biển Đông; Công ty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin; Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác. Thời gian bàn giao từ ngày 1-7 và kết thúc quý III/2010.










Không gây thất thoát tài sản khi chuyển giao


Một trong những nội dung quan trọng của nghị quyết liên tịch giữa Đảng ủy và Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin là các đơn vị liên quan, các đơn vị thành viên- diện được chuyển giao về đơn vị mới phải chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và lộ trình triển khai. Đảm bảo chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp, dự án theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không gây đình đốn sản xuất và thất thoát tài sản nhà nước, giữ vững đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động.



Nguồn: Tienphong



Một nghi án xóa dấu tích, xù nợ, trốn tránh trách nhiệm




Hà Huy Sơn




1. Tuổi trẻ online ngày 29/10/2009:



clip_image002



Vinashin nợ dây dưa



TT – Suốt mấy tháng qua, trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) thường xuyên có những người đến nằng nặc xin gặp lãnh đạo Tập đoàn này để… đòi nợ. Nhiều chủ nợ khác có công văn lên tận Thủ tướng để nhờ can thiệp. Có chủ doanh nghiệp phá sản vì Vinashin không trả nợ”.



Và sự ưu ái của Chính phủ đối với Vinashin, cũng theo Tuổi trẻ online:



“2 năm được đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng


Chính phủ đã dành 750 triệu USD vốn phát hành trái phiếu quốc tế cho Vinashin, 650 triệu USD cũng được Vinashin vay của Ngân hàng Thụy Sĩ chi nhánh Hong Kong Credit Suisse. Như vậy, ít nhất trên 20.000 tỷ đồng đã được chuyển đến tay Vinashin trong vòng hai năm qua”.













clip_image003



Tàu Hoa Sen 1.300 tỉ đồng đang "nằm ụ" trong vùng nước của Công ty TNHH đóng tàu Cam Ranh. Ảnh: Lê Nam


2. Ngày 10/6/2010, theo Thời báo Kinh tế:


clip_image004


TỪ NGUYÊN


10/06/2010 09:39 (GMT+7)


clip_image005


Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình chủ trì buổi họp báo ngày 9/6. Ảnh: Từ Nguyên



Kế hoạch thanh tra Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) trong tháng 6 đã chính thức được Thanh tra Chính phủ lùi lại



3. Ngày hôm nay (29/6/2010) tin từ Bee.net.vn:


clip_image006


Chẻ tập đoàn Vinashin làm 3


29/06/2010 10:33:23



Ngày 22/6/2010, Đảng ủy Tập đoàn Vinashin và HĐQT Tập đoàn Vinashin đã ký nghị quyết liên tịch về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Vinashin được tái cơ cấu, chẻ làm 3, một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về Tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.



Từ các thông tin của báo chí Nhà nước, chỉ xâu chuỗi lại, tự nó đã nói lên đây là “Một nghi án xóa dấu tích, xù nợ, trốn tránh trách nhiệm” với món nợ đến tiền tỷ đôla của ban lãnh đạo Vinashin và những người tiếp tay cho nó. Nước ngoài, người chủ nợ không lo lắng gì vì Chính phủ tức nhân dân Việt Nam không thể xù nợ và là người phải trả nợ thay nếu Vinashin không trả được nợ.



Đây có lẽ nào là một công thức: Chính phủ vay nợ, doanh nghiệp sử dụng, Nhân dân trả nợ?














clip_image007



Đoàn thương binh của Công ty TNHH Kiêm Dung (Hà Tĩnh) đến chờ đợi ở trụ sở Vinashin để đòi nợ. Ảnh: Công Minh


Hà Nội, 29/6/2010